Hướng dẫn cài đặt TeraStation Pro (NAS with 4 hdds SATA) của Buffalo
Nguyên thùng:
Khui thùng:
Nguyên con:
Các tính năng:
II) CÀI ĐẶT VẬN HÀNH:
Nếu như mua sản phẩm đóng gói nguyên con (có sẵn 4 hdd) thì hãng đã cài đặt sẵn, chỉ việc mua về cắm vào và sử dụng. Nhưng ở đây chỉ có thiết bị TeraStation, nên mua về phải gắn 4 hdd, phải tự lên trang chủ Buffalo download phần mềm về cài đặt thì mới sử dụng được.
Sau đây là một cách cài đặt cho lần đầu tiên:
1) Chuẩn bị:
Sau khi lắp ráp 4 hdd vào TeraStation (lưu ý: lắp đủ 4 hdd cho lần cài đặt đầu tiên), khoan bật nguồn cũng được, vì dù gì cũng phải chuẩn bị một số thứ cần thiết:
Lên thẳng trang download của buffalo: http://www.buffalotech.com/support/downloads/
Chọn theo By Product Model
Download những món đánh dấu về một folder tên TeraStation chẳng hạn.
Trước khi cài đặt, nên làm một số thứ để đảm bảo cài đặt nhanh và không gặp sự cố: tắt firewall của windows, tắt các soft Antivirus, tắt luôn mấy soft chạy nền cho chắc.
2) Kết nối, kiểm tra:
Có 2 cách cắm dây mạng để cài đặt:
1. Cắm cable mạng từ TeraStation vào Switch/Router (Cách này TeraStation sẽ nhận IP từ Router)
2. Cắm trực tiếp từ TeraStation vào máy PC. Cách này phải bấm chéo một đoạn dây mạng (Crossover).
Dưới đây dùng cách 2:
Bấm chéo (Crossover) một đoạn dây mạng cắm trực tiếp từ máy tính đến TeraStation. (đương nhiên rút dây mạng đang nối internet của PC ra)
Cắm điện TeraStation, bật nguồn TeraStation. Theo dõi LCD trên TeraStation sẽ thấy được IP của nó. Hoặc sau khi khởi động xong, nhấn nút Display trên TeraStation lần lượt sẽ kiểm tra được IP. Mặc định IP của TeraStation là 192.168.11.150.
Vào PC chỉnh lại IP của PC cho đúng NET, ví dụ: 192.168.11.160 (subnet: 255.255.255.0, còn lại bỏ trống)
Nếu IP nhận trên LCD của TeraStation không phải 192.168.11.150 (thiết bị đã bị đổi IP) thì config lại máy PC cho đúng IP hiện tại của TeraStation.
Sau đó ping từ PC đến IP hiện tại của TeraStation. Đảm bảo phải ping được mới làm tiếp được, không ping được thì stop kiểm tra lại.
3) Cài đặt:
Bước 1: Cài đặt soft Client Utility để kiểm tra: Vào folder TeraStation, extract file TsClient.zip, chạy setup soft Client Utility, dòng firmware sẽ không có vì hệ thống mới chưa được cài đặt, chưa sử dụng TeraStation được. Cứ để nguyên vậy hoặc tắt đi.
Bước 2: Extract file TSPro-1.01-0.51-withAD.zip (cài đặt bản này TeraStation có thể làm việc trong môi trường Active Directory – Join vào Domain). Trong thư mục mới extract, mở file nasupdater.ini (mở bằng notepad hoặc wordpad), sửa lại như những hàng tô đỏ:
[Application]
Title = BUFFALO TS-TGL Updater Ver.1.03
WaitUpdate = 200
WaitReboot = 100
WaitFormat = 1800
[Target]
ProductID = 0x2002
Name = admin
Password=password
[Flags]
VersionCheck = 1
[SpecialFlags]
Debug = 1
Multiple = 1
Quit = 0
Save và đóng file này lại. F5, Log off hoặc Restart lại PC cho chắc.
Bước 3: Vào lại thư mục TSPro-1.01-0.51-withAD, chạy file NASUpdater.exe. Click vào icon biểu tượng 2 cái vòng tròn phía trên góc trái của chương trình Updater chọn Debug mode và kiểm tra như hình:
OK đóng Debug mode lại, và chọn firmware update, bắt đầu quá trình update. Trong quá trình update có hỏi một vài thứ thì cứ Yes, quá trình sẽ tự restart TeraStation và tiếp tục update. Hệ thống sẽ Format tất cả 4 hdd, trong quá trình formating (xem tình trạng trên lcd và PC), nếu có báo lỗi thời gian đáp ứng 300 seconds, mặc dù đã chỉnh 1800 thì cứ bấm Retry (cứ báo là bấm Retry) và tiếp tục đợi và xem led 4 hdd chớp liên tục (Rất lâu tùy dung lượng, 4 hdd 320G SataII mất gần 1 giờ).
Sau khi xong, quay lại soft Client Utility, sẽ thấy
Chọn Setup/Browser management để vào giao diện điều khiển dạng Web-based của TeraStation (username = admin, password = password). Đây là nơi để config, tùy chỉnh, phát huy hết các tính năng công dụng của TeraStation (giống như config mấy con modem/router).
Việc đầu tiên là đổi ngôn ngữ English chứ để tiếng mẹ đẻ sao đọc được. Bấm thứ tự 1, 2, 3 như hình sau rồi bấm F5 (Refresh).
Từ giờ trở đi muốn làm gì cũng phải vào giao diện điều khiển Web-based mà mần như Tạo thư mục Share, đổi password (nên làm ngay), tạo Raid 1, 5, 10...
Bước 4: hoàn tất, thử nghiệm
Việc cần làm cuối cùng là vào menu Network/LAN chỉnh lại IP cho TeraStation cùng NET với mạng LAN (nên đặt IP tĩnh và nhớ IP mới này)
Sau khi Apply thì chắc chắn cái PC đang điều khiển TeraStation không nhận nữa. Bây giờ tháo dây bấm chéo ra cất để dành, cắm TeraStation vào Switch của mạng LAN, cắm lại dây PC cũ luôn, chỉnh lại IP cho PC như cũ, rồi truy cập vào lại TeraStation qua soft Client Utility. (hoặc gõ trực tiếp IP mới đặt của TeraStation vào trình duyệt để vào giao diện Web-based của TeraStation)
Mặc định 4 hdd sẽ được cấu hình Raid Spanning (cộng dồn 4 hdd thành 1). Nên nếu cần thiết thì phải tạo Raid 1, 5, 10. Hoặc nếu thích sử dụng riêng rẻ 4 hdd thì xóa Raid Spanning đang có, hệ thống sẽ tách rời thành 4 hdd sử dụng Single (lúc này có thể rút bất hdd nào ra thì TeraStation vẫn hoạt động bình thường).
Chú ý: Nếu có tạo lại Raid 0, 1, 5, 10 thì sau khi tạo raid sẽ là quá trình checking raid:
Trong quá trình này yêu cầu phải kiên nhẫn ngồi đợi cho đến khi xong, theo dõi 4 đèn hdd chớp liên tục là nó vẫn còn đang check. (hơi bị lâu nhá, quá trình check mất 6hours/1TB), đến khi hết nháy đèn thì vào web kiểm tra lại. Nếu sau này có thay thế hdd (hư) thì sẽ chạy quá trình restore, restruct... thì thời gian cũng lâu như vậy. (Lưu ý: quá trình scanning raid này mặc định cứ đầu mỗi tháng tự scan một lần, nếu không thích thì chỉnh lại tùy ý)
Test speed raid 5, đường truyền 100Mb/s, copy bằng total commander từ máy tính qua TeraStation:
Thư mục nhạc Lossless gồm 61 files nhạc dung lượng ~2G thời gian copy là 5 phút.
Thiết bị rất phù hợp cho các Cty làm File Server trong môi trường mạng rất chuyên nghiệp, an toàn. Thế nên công việc còn lại là giao cho mấy bác ặc-min của Cty. Hết phim.
Cảm ơn mr Hải Pro đã giúp đỡ hoàn thành
Có vấn đề gì cần trợ giúp xin liên hệ : Mr Hiếu - 0983.345.289 - 04.2206.2633
Ym: pros_men