Vì lẽ gì nhân viên sợ Sếp

03/09/2010 00:00

2. Sợ sếp – Thái độ làm việc tốt

“Phải hoàn thành kế hoạch trong ngày hôm nay”. “Phải chăm chỉ làm việc, đừng có phân tán tư tưởng như thế” hay “Tôi cần một thái độ làm việc nghiêm túc hơn” là những lời bạn thường được nghe từ miệng của sếp mình. Nếu như sợ sếp, bạn luôn có ý nghĩ phải tuân theo mọi mệnh lệnh và yêu cầu mà vị chỉ huy đó đề ra. Vô hình chung, sẽ tạo một thói quen tốt trong thái độ làm việc của bạn. Chăm chỉ, cần mẫn là đức tính chung trong công việc của những người biết sợ sếp.

3. Sợ sếp – Hiệu quả công việc cao

Một khi thái độ làm việc tốt thì đương nhiên hiệu quả công việc của bạn sẽ cao hơn những người có thái độ làm việc hờ hững. Điều này rất tốt cho sự nghiệp khi hiệu quả công việc của bạn hơn những đồng nghiệp khác. Được thăng chức, tăng lương chỉ là vấn đề thời gian đối với những nhân viên “sợ sếp” mà thôi.

4. Sợ sếp – Tốt cho nhân viên nóng tính

Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực ra nếu bạn là một người nóng tính thì việc sợ sếp sẽ rất có lợi. Nguyên nhân rất đơn giản, bạn sẽ kìm nén được những lần “hỏa bốc từng cơn” của mình trước mặt sếp. Dần dần thói quen kiềm chế sự nóng giận sẽ được hình thành ở bạn. Khi đối xử với các nhân viên và đồng nghiệp khác bạn cũng sẽ tạo được thói quen này, điều này sẽ rất tốt cho mối quan hệ trong công việc.

5. Sợ sếp – Tố chất của một chính trị gia.

Đi làm muộn, chưa hoàn thành công việc theo đúng thời hạn yêu cầu hay phát sinh một việc gì đấy ngoài ý muốn thì bạn lại phải vận dụng hết trí tưởng tượng phong phú của mình để tìm ra một lý do chính đáng và hợp lý nhất nhằm đối phó với sếp. Điều này là một việc làm không thể thiếu của các chính trị gia. Sau này nếu như bạn làm chính trị hoặc làm chức vụ cao hơn thì đây là thời gian tốt để bạn rèn luyện cho “sự nghiệp” của mình.

(St)